Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Hội thảo khoa học quốc gia “Nông nghiệp bền vững vì an ninh lương thực và an toàn thực phẩm” năm 2024 là diễn đàn khoa học công nghệ để các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên từ các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu; các nhà quản lý, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội nghề nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học sự sống, công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch tham dự để trình bày, trao đổi các kết quả, thành tựu nghiên cứu mới cũng như là cơ hội để thảo luận các ý tưởng nghiên cứu mới.

1. Nội dung hội thảo

Mục đích – Yêu cầu:

– Tạo mối quan hệ gắn kết giữa các trường đại học có đào tạo các chuyên ngành Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm.

– Tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm các vấn đề mới trong học thuật.

– Mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thực phẩm và các lĩnh vực khác có liên quan.

– Giới thiệu và quảng bá các công trình nghiên cứu của giảng viên, học viên, sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Tiền Giang, Đại học An Giang, và các đơn vị khác tham gia hội thảo đến cộng đồng khoa học chuyên ngành trong nước.

– Hội thảo được tổ chức đạt kết quả cao, trên tinh thần “Đổi mới – Sáng tạo – Thực tiễn – Hiệu quả”.

Chủ đề và nội dung Hội thảo:

  1. Chủ đề chung

Hội thảo khoa học quốc gia về lĩnh vực: “Nông nghiệp bền vững vì an ninh lương thực và an toàn thực phẩm”.

  1. Chủ đề của từng tiểu ban

Công nghệ thực phẩm (Food technology), Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm (Food quality assurance and safety)

– Công nghệ sinh học (Biotechnology).

– Nông nghiệp, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật (Agriculture, Plant protection, Crop sciences).

– Chăn nuôi và thú y (Animal Science and Veterinary).

– Nuôi trồng thuỷ sản (Aquaculture).

  1. Nội dung chính của hội thảo

– Chia sẻ những công trình nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực: Công nghệ thực phẩm, Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, Công nghệ sinh học, Chăn nuôi – Thú y, Nuôi trồng thủy sản, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật liên quan đến Nông nghiệp bền vững vì an ninh lương thực và an toàn thực phẩm.

– Trao đổi những kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tiễn, có thể kết hợp với doanh nghiệp hoặc các nhà nghiên cứu trong cả nước để hiện thực hóa trên quy mô lớn.

– Hình thức tổ chức Hội thảo: Trực tiếp/trực tuyến.

– Các bài báo được phản biện chấp nhận được công bố trên Kỷ yếu Hội thảo có mã số ISBN hoặc tạp chí Khoa học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành hoặc tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chương trình dự kiến:

  • Ngày thứ nhất (09/10/2024): Tòa Nhà N1 – Trung tâm Phát triển Công nghệ cao – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tại Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (Số 01 Võ Chí Công, Khu Công nghệ cao, Phường Long Thành Mỹ, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh). Giữa hai phiên toàn thể (khai mạc và bế mạc) là phần trình bày của các tiểu ban họp song song tại 3 phòng hội thảo độc lập.
  • Ngày thứ hai (10/10/2024): Tham quan và tham dự một số sự kiện tại Triển lãm Quốc tế Food Ingredient Viet Nam 2024 do Tập đoàn Informa Markets và Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam (VAFoST) tổ chức tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC – 799 Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM). Có 03 triển lãm và 01 Hội thảo:
  1. FOOD INGREDIENTS (Fi) VIETNAM 2024 – Triển lãm quốc tế chuyên ngành Nguyên liệu, Hương liệu, phụ gia chế biến thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam
  2. VIETSTOCK 2024 – Triển lãm Chuyên ngành Chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và Chế biến thịt hàng đầu Việt Nam
  3. AQUACULTURE VIETNAM 2024 – Triển lãm quốc tế chuyên ngành Thủy sản Việt Nam
  4. Hội thảo: Xu hướng và tiến bộ mới về thành phần nguyên liệu và công nghệ cho ngành thực phẩm chức năng

Thành phần tham dự:

  1. Đại biểu là các đơn vị liên kết đồng tổ chức Hội thảo:

Các nhà khoa học và chuyên gia có uy tín, dự kiến bao gồm:

– Đại diện Ban Giám hiệu 02 trường thành viên đồng tổ chức: Trường Đại học Tiền Giang, Trường Đại học An Giang.

– Lãnh đạo khoa, bộ môn liên quan đến nội dung các tiểu ban.

– Giảng viên, viên chức của các Bộ môn có liên quan.

  1. Đại biểu là khách mời trong nước:

– Đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Các đơn vị tài trợ cho Hội thảo.

– Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Thực phẩm, Công nghệ sinh học, Nuôi trồng thuỷ sản, Chăn nuôi, thú y, Bảo vệ thực vật, Khoa học cây trồng.

– Các nhà nghiên cứu, các giảng viên, học viên, sinh viên từ các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu trong cả nước.

– Các tác giả có bài báo được duyệt đăng trên Kỷ yếu Hội thảo và các báo cáo viên được mời.

– Các đơn vị truyền thông.

  1. Đại biểu của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

– Đại diện Lãnh đạo nhà trường.

– Thành viên Ban Tổ chức.

– Đại diện các Khoa, Phòng và Trung tâm có liên quan.

– Các giảng viên và sinh viên thuộc chuyên ngành liên quan.

– Tác giả có bài viết, bài báo cáo tại hội thảo.

– Viên chức có quan tâm đăng ký tham gia.

Các tiểu ban chuyên môn:

  • Biến đổi khí hậu và môi trường, sinh thái: Tác động và giải pháp thích ứng
  • Phát triển nguồn cung mới về nguyên liệu thực phẩm
  • Tận dụng tài nguyên phế phụ phẩm phục vụ kinh tế nông nghiệp tuần hoàn
  • Công nghệ bảo quản, chế biến vì hệ thống thực phẩm bền vững
  • Chế biến thực phẩm bảo vệ sức khỏe đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mới

Báo cáo khoa học tại phiên toàn thể:

  • Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật từ vật liệu nano vì nông nghiệp và môi trường bền vững (GS.TS. Trần Đại Lâm, Viện Kỹ thuật nhiệt đới – Viện Hàn lâm  Khoa học và Công nghệ Việt Nam ).
  • Công nghệ xanh trong bảo quản, chế biến nông sản vì an ninh và an toàn thực phẩm (PGS.TS. Phạm Anh Tuấn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch).
  • Phát triển chuỗi giá trị nông sản an toàn và bền vững ở ĐBSCL (GS.TS. Nguyễn Văn Mười, Trường Đại học Cần Thơ).
  • Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Xu thế tất yếu, thực trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long (TS. Hồ Thanh Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  tỉnh An Giang).
  • Đánh giá những thách thức và cơ hội của ngành lúa gạo ở ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (TS. Nguyễn Bích Hà Vũ, Trường Đại học Tiền Giang).

2. Ban Tổ chức

  • Trưởng ban:

Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

  • Phó Trưởng ban:

PGS.TS. Trần Thị Hồng – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

PGS.TS. Lê Thị Hồng Ánh – Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội KH&CN lương thực thực phẩm Việt Nam (VAFoST), Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công Thương Tp.HCM

Lê Minh Tùng – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Tiền Giang

  • Ủy viên:

PGS.TS. Bạch Long Giang – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (Ủy viên thường trực)

Nguyễn Hữu Thuần Anh – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Nguyễn Thị Vân Linh – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

PSG.TS. Võ Thanh Sang – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Bùi Lê Minh – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Võ Thị Diệu Hiền – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Lê Thị Kim Loan – Trường Đại học Tiền Giang

Cao Nguyên Thi – Trường Đại học Tiền Giang

Lê Xuân Hảo – Hội VAFoST

Lê Minh Hùng – Hội VAFoST

3. Ban Khoa học

PGS.TS. Nguyễn Duy Lâm – Hội VAFoST (Trưởng ban)

PGS.TS. Bạch Long Giang – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (Phó Trưởng ban)

GS.TS. Trần Đại Lâm – Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

GS.TS. Ngô Xuân Bình – Hội VAFoST

GS.TS. Nguyễn Văn Mười – Trường Đại học Cần Thơ

GS.TS. Phan Đình Tuấn – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM

GS.TS. Nguyễn Văn Tuất – Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ Thực vật Việt Nam

PGS.TS. Phạm Anh Tuấn – Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

PGS.TS. Lâm Văn Tân – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre

PGS.TS. Hồ Thanh Bình – Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang

PGS.TS. Hoàng Kim Anh – Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Duy – Trường Đại học Công Thương Tp.HCM

PGS.TS. Võ Lâm – Trường Đại học An Giang

PGS.TS. Nguyễn Vũ Phong – Trường Đại học Nông lâm Tp.HCM

PGS.TS. Trần Thanh Trúc – Trường Đại học Cần Thơ

Đoàn Thị Ngọc Thanh – Trường Đại học Tiền Giang

Trương Khắc Hiếu – Trường Đại học Tiền Giang

Nguyễn Duy Tân – Trường Đại học An Giang

Phan Phương Loan – Trường Đại học An Giang

4. Hình thức báo cáo

  • Trình bày tại Hội thảo có 3 hình thức báo cáo: Tổng quan (review), miệng (oral) và dán bảng treo (poster). Mỗi báo cáo tổng quan tại phiên toàn thể trình bày trong 30 phút bao gồm cả thảo luận, mỗi báo cáo miệng tại các tiểu ban họp song song trình bày trong 15 phút. Báo cáo bảng treo trên khổ giấy Ao được quan tâm vào thời gian giải lao và trước khai mạc.
  • Bài báo được viết và trình bày tại Hội nghị bằng Tiếng Việt, báo cáo viên người nước ngoài có thể trình bày bằng Tiếng Anh.

5. Hình thức công bố

  • Bài tóm tắt, bài toàn văn chuẩn bị theo quy định của Ban Tổ chức Hội thảo. Các bài báo tùy theo mức chất lượng khoa học sẽ được đăng tại Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ISSN 1859-4581) số 11/2024, hoặc Tạp chí KH&CN Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (ISSN 2615-9015).
  • Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính 0-1,0 điểm cho các bài thuộc ngành/liên ngành: chăn nuôi-thú y-thủy sản, hóa học-công nghệ thực phẩm, và nông nghiệp-lâm nghiệp; tính 0-0,5 điểm cho ngành sinh học. Lệ phí đăng bài tạp chí: 1.500.000 VNĐ. Định dạng bài báo cần được chuẩn bị rất chính xác theo hướng dẫn tại: http://tapchinongnghiep.vn/the-le-dang-bai.
  • Tạp chí Khoa học và Công nghệ – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tính 0-0,25 điểm cho các ngành/liên ngành: cơ khí-động lực, ngành dược học, khoa học giáo dục, hóa học-công nghệ thực phẩm, ngành kinh tế, sinh học, văn hóa-nghệ thuật-thể dục thể thao, ngành vật lý. Không yêu cầu lệ phí đăng bài Tạp chí Khoa học và Công nghệ – Trường Nguyễn Tất Thành. Định dạng bài báo cần rất chính xác theo hướng dẫn tại: https://jst.ntt.edu.vn/index.php/jst/about/submissions.
  • Tài liệu có sẵn tại Hội thảo là cuốn Abstracs Book (hoặc Kỷ yếu), chương trình chính thức và các tài liệu liên quan khác.

6. Các mốc thời gian quan trọng

  • Gửi bài tóm tắt trước ngày 31/7/2024 (Đã gia hạn thêm 10 ngày)
  • Gửi bài toàn văn kèm lệ phí đăng tạp chí trước ngày 31/8/2024
  • Nhận Chương trình Hội thảo chi tiết sau ngày 15/9/2024
  • Lệ phí tham dự trước ngày 05/9/2024:                                       400.000 VNĐ
  • Lệ phí tham dự sau ngày 05/9/2024:                                          500.000 VNĐ
  • Lệ phí đăng bài Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:  1.500.000 VNĐ
  • Đăng ký và gửi bài qua website Hội thảo: http://afs2024.ntt.edu.vn hoặc email: afs2024@ntt.edu.vn
  • Tài khoản gửi lệ phí tham gia và đăng tạp chí: Hồ Minh Hiếu; Số tài khoản: 0241004087777; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre (Vietcombank). Nội dung chuyển khoản: AFS2024_[Họ tên].

7. Tài trợ và trưng bày sản phẩm

Ban Tổ chức Hội thảo kêu gọi sự ủng hộ và tài trợ của các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ về vật chất để tổ chức Hội thảo thành công tốt đẹp. Ban Tổ chức sẵn sàng tạo điều kiện và phối hợp để các đơn vị, các doanh nghiệp liên quan tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm mới và được đưa thông tin lên các pano, tạp chí, tài liệu, website của các đơn vị tổ chức và phối hợp tổ chức Hội thảo. Các mức giá tài trợ và quyền lợi vui lòng liên hệ Ban thư ký hoặc qua website https://afs2024.ntt.edu.vn

8. Quyền lợi của đại biểu tham dự

  • Đại biểu chính thức được Ban Tổ chức cung cấp tài liệu, được tham dự các phiên họp toàn thể và tại các tiểu ban chuyên môn, được mời ăn trưa, trà giữa giờ và tiệc tối.
  • Một số đại biểu đến từ các địa phương ngoài Tp. HCM đăng ký tham dự đầy đủ chương trình 2 ngày có thể được Tập đoàn Informa Markets và Hội VAFoST hỗ trợ phòng ở khách sạn. Ngoài ra, các đoàn đại biểu đông người từ Tp. Cần Thơ có thể được Ban Tổ chức sắp xếp xe đưa đón. Chi tiết về quyền lợi sẽ được thông tin thêm trên website Hội thảo.

9. Liên hệ

  • Nguyễn Thị Vân Linh – Thư ký Hội thảo; Trưởng ngành Công nghệ thực phẩm, Viện Ứng dụng Công nghệ và Phát triển bền vững, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Điện thoại: 0903570019; Email: afs2024@ntt.edu.vn
  • Hồ Minh Hiếu – Thư ký Hội thảo; Chuyên viên Phòng Khoa học Công nghệ, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; Điện thoại: 0909313868; Email: afs2024@ntt.edu.vn.